Các lưu ý về nguyên liệu trong kỹ thuật sơn tĩnh điện
Lớp phủ nhiệt rắn
Đặc điểm của lớp phủ nhiệt rắn:
Lớp phủ nhiệt rắn có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Khả năng chống trầy xước và chống mài mòn tốt. Điều này có được nhờ quá trình đóng rắn của nhựa nhiệt rắn có lớp phủ cứng hơn nhựa nhiệt dẻo.
Chúng sẽ dễ bị giòn và quá cứng đặc biệt là khi lớp phủ dày.
Vật liệu sơn tĩnh điện có lớp phủ này sẽ không có khả năng tái chế.
Khi lần đầu tiên được áp dụng cho chất nền, lớp phủ bột nhiệt rắn có các phân tử polymer ngắn. Tuy nhiên, trong quá trình đóng rắn, bột trải qua phản ứng liên kết ngang hóa học không thể đảo ngược. Phản ứng này liên kết các chuỗi phân tử polymer dài với nhau và từ đó làm thay đổi các tính chất vật lý và hoá học của vật liệu.
Sơn bột chỉ được ứng dụng thông qua phương pháp ESD (lắng đọng tĩnh điện). Bởi việc nhúng các vật liệu đã được làm nóng trước vào bột nhiệt rắn. Có thể khiến bất kỳ bột thừa nào liên kết chéo. Do tích tụ và nhiệt dư trong lớp chất lỏng, nên chúng có thể gây lãng phí quá nhiều bột phủ.
Lớp phủ nhiệt dẻo
Lớp phủ nhiệt dẻo sẽ có nhữ ng đặc điểm sau:
Bột nhựa nhiệt dẻo không yêu cầu chu trình xử lý. Chúng chỉ cần thời gian và nhiệt độ cần thiết để làm tan chảy và tạo ra lớp phủ giống như màng.
Không giống như vật liệu nhựa nhiệt rắn. Chúng không phải trải qua phản ứng hoá học trong giai đoạn đóng rắn. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo sẽ không có sự thay đổi về tính chất vật lý hoặc hoá học khi tác dụng nhiệt. Do đó chúng có thể được nấu chảy lại, tái chế cho các ứng dụng lớp phủ trong tương lai.
Chúng linh hoạt hơn trong lớp phủ dày.
Mặc dù khả năng nấu chảy mang lại một số lợi thế về chi phí vật liệu. Nhưng nó cũng làm cho lớp phủ bột nhựa nhiệt dẻo ít phù hợp hơn cho các ứng dụng nhiệt độ cao. Và đặc biệt là ở cường độ cao vì vật liệu lớp phủ có thể bị mềm hoặc chảy ra.
Những vật liệu được phủ nhựa nhiệt dẻo sẽ cho khả năng chống va đập cao hơn. Cao hơn so với nhựa nhiệt rắn bởi nhựa nhiệt rắn. Vật mà có lớp phủ dày và giòn nên hạn chế khả năng chống va đập.
Sơn bột có thể được ứng dụng thông qua cả 2 phương pháp ESD và phương pháp tầng sôi.
Các lưu ý về vật lý nền trong kỹ thuật sơn tĩnh điện
Kỹ thuật sơn tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều trong sơn cho bề mặt kim loại. Chẳng hạn như thép, inox, tôn và nhôm bởi các tính chất đặc biệt của chúng. Ngoài ra, công nghệ sơn tĩnh điện cũng có thể được áp dụng cho các chất nền phi kim loại. Chẳng hạn như gỗ, nhựa, thuỷ tin hoặc ván sợi mật độ trung bình.
Giới hạn vật liệu phù hợp để sơn tĩnh điện được là trong phạm vi các loại vật liệu có thể chịu được mức nhiệt độ. Đặc biệt là mức nhiệt trong thời gian làm tan chảy và xử lý bột sơn. Mà chúng sẽ không bị biến dạng đi hay tự cháy.
Những loại vật liệu được chọn cũng đóng vai trò trong việc xác định phương pháp phủ có thể dùng để sơn vật liệu. Do các vật liệu kim loại có thể được nối đất bằng điện. Nên người ta thường sơn tĩnh điện thông qua phương pháp lắng đọng phun tĩnh điện. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng có thể áp dụng phương pháp tầng sôi để sơn cho kim loại.
Mặt khác, vì phi kim loại không thể được tiếp đất đầy đủ. Nên quy trình sơn tĩnh điện phải được áp dụng thông qua phương pháp sơn tĩnh điện tầng sôi.